Tổng quan về công nghệ WAN

Công nghệ WAN là gì? Internet được xem như một mạng WAN lớn nhất thế giới, ở trong thời kỳ 4.0 như hiện nay thì chúng vô cùng quan trọng. Trong bài viết này chúng ta sẽ đi chi tiết hơn để tìm hiểu về công nghệ WAN nhé.

1. Công nghệ WAN là gì?

Công nghệ WAN là gì?

Công nghệ WAN hay còn gọi là mạng WAN, từ WAN được viết tắt từ cụm từ Wide Area Network – mạng diện rộng là một mạng viễn thông tư nhân hoạt động dựa trên hệ thống mạng LAN.

Mạng WAN là một mạng giao tiếp giúp mở rộng các kết nối trên nhiều khu vực địa lý rộng lớn từ các thành phố, cho tới các tiểu bang, các quốc gia. Nó có thể được sử dụng như một mạng riêng tư để kết nối các bộ phận trong một doanh nghiệp hoặc cũng có thể để ở chế độ công khai cho phép kết nối các mạng nhỏ hơn với nhau.

Trên thực tế, internet chính là một mạng WAN lớn nhất thế giới, bởi lẽ chúng được xem như vậy vì thông qua việc sử dụng các ISP (nhà cung dịch vụ mạng), internet kết nối rất nhiều các mạng cục bộ nhỏ hơn (LAN) hoặc mạng khu vực đô thị (MAN) với nhau.

Còn đối với quy mô nhỏ hơn, doanh nghiệp có thể có một mạng WAN với dịch vụ đám mây, trụ sở chính và văn phòng chi nhánh nhỏ hơn để kết nối tất cả các bộ phận và khu vực của doanh nghiệp với nhau.

Lưu ý: Từ WAN đôi khi còn được sử dụng để chỉ wireless area network – mạng không dây, mặc dù nó thường được viết tắt là WLAN.

2. Lịch sử ra đời của công nghệ WAN

Công nghệ WAN xuất hiện từ những ngày đầu của mạng điện toán, được dựa trên đường dây điện thoại chuyển mạch và modem. Ngày nay, bao gồm những đường dây thuê bao, MPLS, không dây, vệ tinh và Internet băng thông rộng.

Khi công nghệ thay đổi, tốc độ truyền tải cũng thay đổi theo. Những ngày đầu Modem có tốc độ truyền tải 2400 bps thì ngày nay đã phát triển thành 40 Gbps và 100 Gbps. Điều này cho phép nhiều thiết bị kết nối với mạng hơn, tạo điều kiện cho sự bùng nổ của máy tính, điện thoại, máy tính bảng được kết nối và các thiết bị Internet of Things nhỏ hơn.

Ngoài ra, nhờ vào những cải tiến về tốc độ đã cho phép các ứng dụng dùng băng thông lớn có thể truyền qua WAN với tốc độ cao. Dễ dàng cho các doanh nghiệp triển khai những ứng dụng hiện đại.

3. Ưu nhược điểm của công nghệ WAN

Ưu nhược điểm của công nghệ WAN

Ưu điểm

Ưu điểm lớn nhất của mạng WAN phải kể đến đó chính là có thể kết nối được những thiết bị có khoảng cách về địa lý, có thể kết nối được từ 20 thiết bị trở lên.

Ngoài ra, nó còn một vài đặc điểm nổi bật của mạng WAN có thể kể đến như:

  • Bảo mật khá tốt, khả năng truy cập cao.
  • Lưu trữ và chia sẻ băng thông một cách nhanh chóng.
  • Nhân và và khách có thể tương tác với nhau nhanh chóng, dễ dàng cùng trong 1 mạng.
  • Khả năng kết nối khoảng cách lớn.
  • Quản lý một cách đơn giản, không quá phức tạp.

Nhược điểm

Bên cạnh những ưu điểm kể trên, mạng WAN cũng có những mặt hạn chế dưới đây:

  • Chi phí sử dụng cao.
  • Băng thông khá thấp, dễ mất kết nối.

4. Cách hoạt động của công nghệ WAN

Cách hoạt động của công nghệ WAN

Mạng WAN hoạt dộng dựa trên quyền sở hữu tư nhân hoặc cho thuê dưới dạng dịch vụ từ bên thứ 3 như nhà cung cấp dịch vụ viễn thông, nhà cung cấp dịch vụ Internet, nhà điều hành mạng IP tư nhân hoặc công ty cáp.

Các dịch vụ này hoạt động thông qua một kết nối riêng tư, chuyên dụng dựa vào thỏa thuận cấp độ dịch vụ hay một phương tiện công cộng trên internet. Ngoài ra mạng WAN lai là sự tích hợp giữa các dịch vụ mạng riêng và mạng công cộng.

SD-WAN được thiết lập giúp các kiến trúc WAN lai dễ dàng triển khai, sử dụng và quản lý hơn đối với các doanh nghiệp. Ngoài ra, việc kết hợp các chức năng như ảo hoá, chính sách cấp ứng dụng, lớp phủ mạng, các thiết bị SD-WAN, nền tảng phần mềm và CPE nhằm thực hiện các chức năng như:

  • Cho phép tập hợp nhiều liên kết WAN công cộng và riêng tư.
  • Tự động lựa chọn đường dẫn tối ưu nhất cho lưu lượng truy cập trên thời gian thực.
  • Định cấu hình mạng mong muốn theo cách thủ công dựa trên đường dẫn lưu lượng truy cập.

5. Các loại hình kết nối trong mạng WAN

Trong hệ thống mạng WAN, khi một thông điệp di chuyển qua đám mây cách thức chúng di chuyển từ điểm này qua điểm khác trên đường đi không giống nhau mà phụ thuộc vào kết nối vật lý và giao thức sử dụng.

Ở dưới đây là các loại hình kết nối được phân chia:

5.1 Kết nối dành riêng (Dedicated Connection)

Kết nối dành riêng (Dedicated Connection)

Đây là kết nối mang tính thường trực, kết nối trực tiếp một thiết bị với một thiết bị khác. Kết nối này có tính ổn định và nhanh, nhưng chi phí lại đắt.

Khi bạn thuê một đường dây dành riêng từ nhà quản lý phân phối dịch vụ mạng WAN thì bạn phải trả tiền kết nối ngay cả khi bạn không sử dụng.

Các đặc trưng của kết nối dành riêng:

  • Luôn luôn sẵn có
  • Dùng đường dây người thuê bao thuê của nhà cung cấp dịch vụ mạng WAN
  • Đắt hơn so với các phương án mạng WAN khác
  • Sử dụng các kết nối riêng biệt giữa các điểm
  • Sử dụng kết nối dành riêng khi:
  • Có lưu lượng cao dữ liệu luân chuyển qua mạng LAN
  • Cần kết nối thường xuyên
  • Có ít địa điểm cần kết nối với nhau

5.2 Kết nối Dial – up

Kết nối Dial – up

Kết nối Dial – up đã trở nên phổ biến từ những năm 2000, khi mà Internet bắt đầu phát triển ở Việt Nam. Kết nối này được thông dụng từ khá sớm nên cũng còn nhiều mặt hạn chế đi kèm.

Kết nối này được thiết lập thông qua một thiết bị modem, sử dụng đường truyền điện thoại để vào mạng. Khi mà bạn kết nối internet, bạn có thể không thể dùng điện thoại và ngược lại. Tốc độ chậm, gía thành đắt đỏ cũng là một trong những cản trở với người sử dụng.

Hiện nay thì loại kết nối này đã không còn được sử dụng nữa, thay vào đó người dùng đang dần thay thế chúng bằng những loại hình kết nối tốc độ cao hơn như ADSL, Fiber,…

5.3 Kết nối ADSL

Kết nối ADSL

Kết nối này còn được gọi là kết nối cáp đồng, tận dụng cáp điện thoại để truyền tải dữ liệu Internet. Ưu điểm lớn nhất của loại này là tiết kiệm được chi phí hơn so với loại hình kết nối cáp quang.

Mạng ADSL phù hợp sử dụng cho các cá nhân, hộ gia đình có nhu cầu dùng vừa phải, hơn nữa mạng cũng có sử dụng các thiết bị Access Point để chia sẻ Wifi.

Mô hình mạng ADSL vào khoảng 2005-2012 khá phổ biến, thế nhưng vào thời điểm hiện tại đang được thay thế dần dần bởi mạng cáp quang ( Fiber ).

6. Những loại thiết kế của mạng WAN phổ biến

Những loại thiết kế của mạng WAN phổ biến

Dưới đây là hai cách thiết kế phổ biến tại thời điểm hiện tại mà bạn có thể tham khảo theo:

6.1 Thiết kế mạng WAN theo kiến trúc truyền thống

Dựa trên những yêu cầu về địa lý, ứng dụng và các dịch vụ mà nhà cung cấp dịch vụ đã thiết lập sẵn thì có nhiều kiểu thiết kế mạng Wan.

Trong đó có ba phương pháp tiếp cận thiết kế căn bản cho mạng bao gồm: thiết kế mạng Wan theo cấu trúc hình sao, thiết kế theo cấu trúc hình lưới và thiết kế mạng WAN là gì theo cấu trúc hình lưới bán phần.

6.2 Thiết kế mạng WAN theo kiến trúc dự phòng

Bên cạnh thiết kế truyền thống thì mạng Wan còn được thiết kế theo kiến trúc đề phòng. Do đặc điểm của mạng Wan là tốc độ thấp hơn, liên kết kém độ tin cậy trong khi đóng nhiệm vụ cần thiết nên thiết kế đề phòng là cần thiết.

Nhờ thiết kế dự phòng mà mạng Wan có thể cung cấp tính sẵn cho hệ thống, đảm bảo thời gian gián đoạn tối thiểu khi gặp sự cố kết nối với liên kết chính. Kết nối đề phòng thiết lập thông qua thuê kênh riêng hoặc mô hình kết nối quay số.

>>> Xem thêm: Giao thức HART là gì? Tính năng và ứng dụng

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *