PLC ƯU ĐIỂM VÀ ỨNG DỤNG TRONG CÔNG NGHIỆP

PLC ưu điểm và ứng dụng trong công nghiệp được nhiều người quan tâm, nhất là hoạt động trong các nhà máy có dây chuyền sản xuất và điều khiển tự động. Hãy cùng PlC Schneider tìm hiểu nhé!

plc ưu điểm và ứng dụng trong công nghiệp

 

Trong công nghiệp 4.0 hiện nay PLC là thiết bị được nhắc đến phổ biến với vai trò quan trọng trong việc điều hành các thiết bị điện tử.

PLC được viết tắt từ Programmable Logic Controller – Tiếng Việt là: bộ điều khiển logic có thể lập trình được.

PLC ưu điểm và ứng dụng trong công nghiệp chúng ta cùng đi sâu về các ưu điểm và ứng dụng của chúng trong công nghiệp.

Ưu điểm của PLC

PLC ưu điểm và ứng dụng trong công nghiệp đóng vai trò quan trọng và không thể thiếu hiện nay!

PLC là thiết bị được sử dụng rất phổ biến hiện nay có thể kể tới PLC của các hãng lớn như: Schneider, Delta, Mitshubishi…

Khác với các bộ điều khiển thông thường chỉ có một thuật toán điều khiển nhất định, PLC có khả năng thay đổi thuật toán điều khiển tùy biến do người dùng lập trình thông qua một ngôn ngữ lập trình. Vì thế mà PLC có khả năng thực hiện linh hoạt tất cả các bài toán điều khiển.

Các dạng ngôn ngữ lập trình phổ biến ở PLC:

  • Ngôn ngữ lập trình LAD – Dạng hình thang (Ladder logic)
  • Ngôn ngữ lập trình FBD – Khối chức năng (Funtion Block Diagram)
  • Ngôn ngữ lập trình STL – Liệt kê lệnh (Statement)

Thiết lập thông qua các ngôn ngữ lập trình PLC có những ưu và nhược điểm trong quá trình sử dụng.

Cụ thể ưu điểm của PLC: 

  • Thực hiện các thuật toán phức tạp và độ chính xác cao
  • Số lượng rơle, timer, dây đấu nối giảm;
  • Công suất tiêu thụ nhỏ;
  • Phát hiện lỗi của hệ điều khiển nhanh;
  • Chức năng lập trình dễ dàng, ngôn ngữ lập trình dễ hiểu, dễ học. Thay đổi chức năng điều khiển nhanh bằng thiết bị lập trình. Khi có yêu cầu thay đổi công nghệ cần thêm tín hiệu đầu vào/ra, ta chỉ cần thêm module mở rộng;
  • Số lượng tiếp điểm sử dụng trong chương trình không giới hạn;
  • Đáp ứng nhanh và hiệu quả nhờ vòng quét để một chu trình điều khiển chỉ mất vài ms;
  • Độ tin cậy cao, kích thước nhỏ gọn, dễ dàng bảo quản, việc bảo trì và sửa chữa hệ thống thuận lợi;
  • Dung lượng chương trình lớn, có thể chứa được nhiều chương trình phức tạp
  • Kết nối được với các thiết bị thông minh khác như: Máy tính, kết nối mạng Internet, các Module mở rộng.

Ngoài các ưu điểm, PLC có những nhược điểm khi sử dụng. Có thể thấy đây là thiết bị điện có giá thành phần cứng cao, một số hãng phải mua thêm phần mềm lập trình. Khi sử dụng đòi hỏi phải có chuyên môn.

Ứng dụng PLC trong công nghiệp

PLC ưu điểm và ứng dụng trong công nghiệp với nhiều ưu điểm nổi bật, chúng trở thành thiết bị được ứng dụng rộng trong nhiều lĩnh vực khác nhau trong công nghiệp như:

  • Dây chuyền sản xuất: Vận chuyển, đóng gói, công nghệ chế biến thực phẩm, thức ăn chăn nuôi … điều khiển robot gắp nhặt…
  • Hệ thống nâng hạ, vận chuyển
  • Hệ thống bơm nước, xử lý nước thải
  • Hệ thống báo động
  • Điều khiển thang máy…

Modicon M241 đang được lắp ráp test thử

Ban đầu để khắc phục các nhược điểm của relay (bộ điều khiển dùng dây nối) người ta đã chế tạo ra PLC với các khắc phục có được:

  • Lập trình dễ dàng, ngôn ngữ lập trình dễ học
  • Gọn nhẹ, dễ bảo quản, sửa chữa
  • Dung lượng bộ nhớ lớn có thể chứa các chương trình phức tạp
  • Hoàn toàn tin cậy trong môi trường công nghiệp
  • Có thể giao tiếp các thiết bị thông minh như: máy tính, màn hình HMI, modul mở rộng..

PLC ưu điểm và ứng dụng trong công nghiệp vô cùng rộng và quan trọng. Có thể thấy PLC được ứng dụng rộng rãi trong nhiều lĩnh vực khác nhau, ngoài các lĩnh vực kể trên PLC còn được ứng dụng trong giám sát quá trình… Việc thiết lập quản lý, giám sát và sử dụng PLC thông qua các công tắc hành trình hoặc các sensor giúp chúng được ứng dụng phổ biến.

 

 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *