Nocode là gì? Tổng quan về nocode

Nocode là gì? Nocode hiện nay đang trở thành xu hướng được nhiều lập trình viên lẫn những người không có nhiều kiến thức về lập trình quan tâm và đón nhận. Hãy cùng theo dõi bài viết này để nhận thấy sự đốt phá của chúng nhé. 

1. Nocode là gì?

Nocode hay còn được gọi là nền tảng lập trình không mã và được hiểu ngắn gọn là “lập trình không cần viết code”. Đây là một loại công cụ giúp cho người dùng xây dựng website dễ dàng mà không cần đến viết code.

Nói cách khác khi bạn muốn xây dựng một ứng dụng sử dụng trên di động, website,… nhưng bạn lại không biết làm sao để viết code. Thì công cụ này sẽ giúp bạn xây dựng và triển khai chỉ bằng 1 số số thao tác kéo – thả các thành phần hoặc chức năng được tạo sẵn và sửa lại chúng.

Điều này giúp cho các doanh nghiệp cần phát triển website, ứng dụng phục vụ cho kinh doanh có thể dễ dàng tạo lập một cách nhanh chóng, đuổi kịp xu hướng phát triển số.

Nocode là gì?

2. Đối tượng sử dụng nocode

Nền tảng nocode không bị giới hạn đối với bất kỳ lĩnh vực nào cả, thậm chí chúng còn được sử dụng rộng rãi, đa năng. Nhưng nếu dựa theo cơ chế hoạt động, thì chúng phục vụ cho hai loại như sau:

  • External-facing: Ứng dụng dành khách hàng không phải chuyên gia lập trình
  • Internal-facing: Ứng dụng lưu hành nội bộ

Dưới đây là một vài lĩnh vực có thể sử dụng nocode để tăng hiệu quả làm việc hơn:

  • Tài chính: tạo dựng các app banking, ví điện tử để liên kết giữa khách hàng với ngân hàng,…
  • IT: tạo các nền tảng back-end để nhà phát triển ứng dụng vừa tiết kiệm thời gian, vừa tập trung vào vấn đề quan trọng, cải tiến ứng dụng.
  • Bán lẻ: cung cấp các ứng dụng bán lẻ với giao diện thân thiện, dễ dàng sử dụng thanh toán, kiểm soát sô lượng hàng hóa và nguồn tiền ra vào,…
  • Doanh nghiệp: CRM là một ví dụ không còn xa lạ đối với các doanh nghiệp dùng để quản lý nhân sự và kiểm soát tiến độ công việc.
  • Sức khỏe: PC covid, sổ sức khỏe điện tử,… là những ví dụ điển hình trong lĩnh vực này,…

Đối tượng sử dụng nocode

3. Ưu điểm và hạn chế của nocode

3.1 Ưu điểm

Các doanh nghiệp hiện nay ưu tiên sử dụng no-code rất nhiều vì chúng tiện lợi khi thay đổi cốt lõi về việc xây dựng ứng dụng, loại bỏ những quy trình phức tạp trước đây.

Dưới đây là 5 lợi ích hàng đầu mà nền tảng này đem đến cho doanh nghiệp:

  • Giảm thời gian đưa sản phẩm ra thị trường: No-code cung cấp chức năng phong phú, khả năng xoay chuyển, giao diện trực quan,… thu hẹp thời gian triển khai giữa ý tưởng và ứng dụng khả thi. Từ đó các lập trình viên hoàn thành sản phẩm ra thị trường nhanh hơn và với ít lỗi hơn.
  • Giảm thiểu rào cản giao tiếp: cho phép các bộ phận khác xem được những gì IT đang triển khai, để đảm bảo hướng đi theo đúng như yêu cầu.
  • Khả năng tiếp cận: Nocode phá bỏ những rào cản về cấu trúc, đưa tất cả mọi người thành một phần của quá trình phát triển ứng dụng.
  • Tính linh hoạt: không bị kìm hãm bởi những cấu trúc code cứng nhắc, bạn có thể xây dựng theo cách của bạn. Với no-code, dữ liệu của bạn được lưu trữ trong tài liệu JSON thay vì mô hình dữ liệu, cho phép bạn tải dữ liệu nhanh và hợp lý hơn.
  • Tiết kiệm chi phí: No-code giúp bạn không cần phải duy trì code kế thừa, Có thể hoạt động cùng với các hệ thống cũ hiện có, cho phép các nhà phát triển của bạn giữ lại những gì vẫn đang hoạt động tốt.

3.2 Nhược điểm

Song song với những ưu điểm nổi bật thì nocode vẫn còn nhiều nhược điểm, đây là những hạn chế khiến doanh nghiệp phải cân nhắc:

  • Mặc dù nocode cho phép người dùng sử dụng dù không có kiến thức chuyên môn, nhưng người dùng vẫn cần vốn kiến thức nhất định để có thể phân tích được những yêu cầu và cách giải quyết.
  • Hạn chế nhu cầu phát triển ứng dụng, bạn sẽ bị phụ thuộc vào những tính năng được cung cấp sẵn.
  • Vấn đề bảo mật không cao, không có quyền kiểm soát hay thậm chí là không thể nắm rõ chi tiết về ứng dụng có thể dẫn đến rủi ro bảo mật.

Ưu điểm và hạn chế của nocode

4. 5 bước sử dụng nocode dành cho người mới bắt đầu

4.1 Xác định lý do tại sao

Để bắt đầu sử dụng nocode bạn phải xác định được lý do vì sao muốn sử dụng. Điều này rất quan trọng vì chúng được xem như thước đo để đo lường tiến trình, đi đúng phương hướng và không mất tập trung.

  • Một vài lý do hợp lệ có thể là bạn muốn:
  • Xây dựng MVP của bạn
  • Nhanh chóng tạo mẫu các tính năng sản phẩm mới
  • Tối ưu hóa hiệu quả của các quy trình hoạt động hiện có
  • Tạo công cụ tăng trưởng
  • Cập nhật thông tin về những phát triển mới nhất trong chương trình không mã

4.2 Chọn công cụ để bắt đầu

Nocode vẫn chưa được phát triển cứng cáp và toàn diện hoàn toàn. Hiện nay rất nhiều công cụ có sẵn, dưới đây là một trong số nhiều những công cụ đang được sử dụng ưa chuộng:

  • Airtable làm cơ sở dữ liệu: cung cấp cho bạn chức năng của cơ sở dữ liệu với giao diện người dùng của bảng tính.
  • Zapier để tự động hóa: là chất keo dính các nền tảng khác nhau lại với nhau. Giúp di chuyển thông tin giữa hai ứng dụng bằng cách sử dụng trình kích hoạt và hành động
  • Bubble để xây dựng ứng dụng web: là nền tảng phát triển ứng dụng web trực quan mạnh mẽ nhất hiện nay mà không cần mã. Nó có một trình soạn thảo trực quan, cơ sở dữ liệu, trình tạo logic quy trình làm việc và có thể kết nối với các API của bên thứ ba.
  • Adalo để xây dựng ứng dụng di động: là nền tảng để xây dựng các ứng dụng web và thiết bị di động có thể được xuất bản lên App Store, Google Play hoặc dưới dạng Progressive Web App.
  • Softr để xây dựng trang đích: là một trình tạo trang đích dễ sử dụng để tạo các trang web nhanh chóng, trông sạch sẽ. Cho phép bạn dành nhiều thời gian hơn cho nội dung và tin nhắn của mình và ít thời gian hơn cho việc xây dựng

5 bước sử dụng nocode dành cho người mới bắt đầu

4.3 Tham gia cộng đồng

Tham gia vào một cộng đồng lớn vừa giúp bạn có thể học hỏi, thêm kiến thức, giao lưu tăng thêm nhiều kiến thức. Những lý do bạn nên tham gia vào những cộng đồng này:

  • Có thể hỏi bất kỳ điều gì từ kỹ năng dễ đến khó.
  • Chia sẽ những kiến thức cùng giúp đỡ lẫn nhau, tiếp xúc với các mẹo, thủ thuật, tài nguyên,…
  • Tìm được những đồng minh có thể cùng hợp tác hay còn gọi là quan hệ đối tác đồng sáng lập toàn diện
  • Nhận được sự giúp đỡ từ những chuyên gia, những người hoạt động với thâm niên lâu hơn. Vì vậy, nếu bạn gặp khó khăn, bạn sẽ luôn có thể hỗ trợ người dùng trong cộng đồng của mình.

4.4 Bắt đầu học

Nói nghe đơn giản, nhưng thực chất nocode chỉ dễ học hơn nhiều so với mã hóa chứ không hẳn hoàn toàn là thuận lợi.

Bạn có thể tham khảo một số nội dung để bắt đâug việc học trong từng công cụ như: Airtable, Zapier, Bubble, Adalo, Softr,…

4.5 Bắt đầu xây dựng

Việc học tập và xây dựng nên đi song song với nhau, việc thao tác nhiều sẽ giúp kiến thức của bạn được khắc sâu hơn. Sẽ không bị lãng phí những kiến thức bạn đã học được.

Vì trên thực tế, bạn sẽ không biết mình đang làm gì, đang ở đâu với những công cụ này cho đến khi bạn thực sự bắt đầu sử dụng chúng.

Đảm bảo tạo thứ gì đó trong mỗi công cụ mới mà bạn chọn, cho dù chúng là những dự án thú vị, dùng một lần hay một thứ mà bạn sẽ cần.

Một số ý tưởng thực hành mà bạn có thể xem xét:

  • Airtable: tạo nhật ký nocode để theo dõi tiến trình học tập hoặc một cơ sở dữ liệu để trực quan hóa lộ trình sản phẩm của bạn.
  • Zapier: ghi chú công việc lặp đi lặp lại trong tuần và chọn những công việc bạn có thể tự động hóa.
  • Bubble: tạo một thư mục bằng cách sử dụng hướng dẫn này
  • Adalo: tạo ứng dụng danh sách việc cần làm tùy chỉnh
  • Softr: tạo trang đích cho ý tưởng khởi nghiệp của bạn với ghi lại đăng ký ‘nhận quyền truy cập sớm’ như một phần của quy trình xác thực ý tưởng của bạn.

>>> Xem thêm: Low code là gì? Khác biệt giữa Low-code và Nocode

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *