Low code là gì? Khác biệt giữa Low-code và Nocode

Low code là gì? Với sự ra đời của low-code đã xóa đi những rào cản về tạo ứng dụng và trang web đối với người dùng có ít kỹ năng về lập trình. Hãy cùng tìm hiểu xem low code là gì? mà đem đến nhiều lợi ích như vậy nhé. 

1. Low code là gì?

Low code là một một nền tảng phát triển phầm mềm, giúp tạo ra một phần mềm hoàn chỉnh bằng cách kéo thả. Thay cho việc phải viết hàng ngàn dòng code phức tạp, giúp các lập trình viên xây dựng phần mềm hoàn chỉnh với kết nối, dữ liệu, logic, giao diện nhanh chóng và trực quan.

Low code là phần mềm tự động hóa các tác vụ khó khăn và mất thời gian trong việc phát triển phần mềm, để giải phóng sức lao động, để mọi người tập trung vào những việc quan trọng hơn.

Đây được xem là ngôn ngữ và môi trường phù hợp nhất đối với người ít kinh nghiệm viết code và phát triển phần mềm. Thay vì sử dụng thư viện và code back – end thì low – code sử dụng các mẫu trực quan và framework dạng kéo, thả.

Ví dụ sau đây giúp bạn hiểu về low-code đơn giản hơn: “Khi bạn thiết kế chuyên nghiệp bạn sẽ dùng những công cụ như PS, AI để thiết kế. Nếu tay nghề bạn chỉ ở cơ bản có thể dùng Canva để kéo thả Element để thiết kế. Low-code cũng sẽ tương tự vậy, bạn chỉ cần kéo thả các framework đã được viết sẵn mã là được”

Low-code là hướng tiếp cận phát triển phần mềm phù hợp với hầu hết mọi doanh nghiệp, từ doanh nghiệp quy mô nhỏ đến lớn, nhất là đối với những doanh nghiệp lớn.

Low code là gì?

2. Thành phần của Low-code

Một nền tảng phát triển Low-code sẽ bao gồm 3 phần chính như sau:

Môi trường phát triển tích hợp trực quan IDE

Đây là cốt lõi của một nền tảng phát triển low code, thông thường là giao diện kéo và thả được các lập trình viên sử dụng để lập mô hình quy trình công việc và khai báo logic.

Các lập trình viên thường sử dụng IDE để tạo hầu hết các ứng dụng, sau đó tùy chỉnh quãng đường cuối cùng bằng mã tùy chỉnh.

Các trình kết nối

Tùy thuộc vào mỗi nền tảng low code khác nhau mà các trình kết nối khác nhau sẽ cắm nền tảng vào các dịch vụ, cơ sở dữ liệu và API back-end.

Điều này cung cấp khả năng mở rộng và tăng cường chức năng. Các lập trình viên có xu hướng ưu tiên các trình kết nối vì tính hữu ích của một nền tảng low code được gắn trực tiếp với những gì nó tích hợp.

Ứng dụng quản lý vòng đời

Nếu nền tảng low code tạo ra những kết quả chất lượng tương đương với những sản phẩm được tự lập trình toàn bộ, nền tảng low code cũng cần có các ứng dụng quản lý chất lượng như các công cụ để gỡ lỗi, triển khai và bảo trì code trong quá trình thử nghiệm, xây dựng và sản xuất.

Thành phần của Low-code

 

3. Ưu nhược điểm của Low-code

Ưu điểm

Tốc độ phát triển ứng dụng nhanh chóng: chức năng kéo thả nổi bật, dễ dàng tích hợp APIs và công cụ kết nối với bên thứ ba, tự động theo dõi tất cả sự thay đổi và xử lý lệnh cơ sở dữ liệu.

Tính nhanh chóng của Low-code: giúp doanh nghiệp trải nghiệm các các sáng kiến kỹ thuật số mới do sự thay đổi đột ngột của thị trường cũng như nhu cầu mới của người tiêu dùng và khách hàng.

Vận hành dễ dàng với đa trải nghiệm: low-code cung cấp đến khách hàng các mẫu được tạo sẵn, tái cấu trúc tự động, chatbot dễ dàng. Đảm bảo cho khách hàng tiếp xúc với doanh nghiệp đều nhất quán, có thể chuyển đổi giữa các hình thức tham gia và tương tác khác nhau.

Phát triển mới toàn bộ ứng dụng: low-code cho phép các developers phát triển kỹ năng làm việc hiệu quả, tập trung vào các khía cạnh phức tạp, không nhàm chán hơn trong quá trình lập trình. Nhờ đó các công ty thuộc bất kỳ quy mô nào đều có thể tối đa hóa các nguồn lực hiện có của họ, duy trì tính cạnh tranh.

Kết thúc vấn đề Shadow IT với low-code: Low-code cũng cung cấp Shadow IT – một thuật ngữ mô tả khi người dùng doanh nghiệp không có thẩm quyền xây dựng ứng dụng để sử dụng trong công việc hàng ngày của họ mà không cần có kiến thức hay sự cho phép của bộ phận IT.

Ưu nhược điểm của Low-code

Nhược điểm

Giới hạn nhà cung cấp: về cơ bản, các nền tảng low code giới hạn các lập trình viên vào một hệ sinh thái hạn chế. Hạn chế này tùy thuộc vào nền tảng bạn lựa chọn. Các nền tảng low code hiện đại có xu hướng được xây dựng với nhu cầu tùy chỉnh cao.

Khả năng mở rộng: bạn có thể sử dụng low code để xây dựng một nền tảng của bạn, nhưng vẫn phải viết lệnh thủ công để mở rông khi cần.

Nhược điểm

4. Những nền tảng low-code hàng đầu

Outsystems

Outsystems là nền tảng phát triển ứng dụng full-stack hoàn chỉnh nhất, sử dụng các công cụ năng suất cao, được kết nối và hỗ trợ bởi AI.

Với hàng nghìn khách hàng ở hơn 50 quốc gia khác nhau, từ năm 2020 Outsystems đã hợp tác FPT Software để mang đến nhiều dịch vụ trọn gói hơn từ xây dựng, phát triển, cài đặt, bảo trì đến cho khách hàng.

Outsystems

Appian

Appian là phần mềm tự động hóa low – code hàng đầu cho phép phát triển nhanh chóng các ứng dụng mạnh mẽ và độc đáo.

Cho phép xây dựng các ứng dụng quản lý quy trình kinh doanh. Các tính năng gồm có quản lý trường hợp, BPM, phát triển ứng dụng ba bước và tích hợp ứng dụng.

Appian

Mendix

Mendix là nền tảng low-code được xây dựng cho cả tốc độ và khả năng kiểm soát, đặt sự cộng tác vào trọng tâm của quá trình phát triển ứng dụng.

Mendix cho phép triển khai cả các phương pháp hay nhất về Agile và DevOps, cho phép đẩy nhanh mọi bước trong vòng đời ứng dụng của mình, từ ý tưởng đến phát triển, triển khai, thử nghiệm và quản lý liên tục danh mục ứng dụng của bạn trên đám mây hoặc tại chỗ.

Mendix

Salesforce

Nền tảng này được sử dụng để tạo điều kiện cho người dùng không có nền tảng lập trình phát triển đa trải nghiệm hoặc cung cấp các SDKs phức tạp cho các lập trình viên chuyên nghiệp.

Salesforce

5. Sự khác biệt giữa Low-code và No-code

Mọi người vẫn hay nghĩ Low-code và nocode giống nhau vì có nhiều trường hợp chúng được đóng gói cùng nhau trong cùng một nền tảng.

Sự khác biệt giữa Low-code và nocode nằm ở việc người dùng phải biết sử dụng bao nhiêu loại code cho từng loại.

  • Với Low-code người dùng chỉ cần làm quen với một nhỏ code phù hợp và khớp là được.
  • Còn nocode là không cần code, là một loại code được thiết kế trực quan dựa trên giao diện người dùng.

Trừ khi bạn đang phát triển các ứng dụng đơn giản và ít yêu cầu tùy chỉnh thì low-code có thể là lựa chọn tốt hơn. Mặc dù không đơn giản như nocode nhưng low-code vẫn có đủ sự đơn giản vốn có trong các công cụ có sẵn để khởi động và chạy các ứng dụng đó nhanh hơn nhiều so với việc bạn viết mã bằng tay.

Sự khác biệt giữa Low-code và No-code

>>> Xem thêm: Visual Studio Code là gì? Ưu điểm và cách sử dụng

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *