Industrial PC máy tính công nghiệp là gì?

Industrial PC máy tính công nghiệp là gì? Tuy các loại máy tính và laptop hiện nay đã không còn xa lạ gì đối với mọi người, nhưng cụ từ máy tính công nghiệp thì không phải ai cũng biết đến. Với môi trường đặc thù trong công nghiệp thì chúng có những ưu điểm gì, hãy cùng tham khảo bài viết này nhé.

1. Industrial PC – Máy tính công nghiệp là gì?

Industrial PC - Máy tính công nghiệp là gì?

Industrial PC được biết đến là một máy tính công nghiệp hay được gọi tắt là IPC. Đây là loại máy tính chuyên dụng dùng trong vận hành công nghiệp tại các nhà máy, xí nghiệp, phân xưởng,… những nơi có áp suất không đồng đều. Máy tính công nghiệp có khả năng vận hành liên tục 24/24, luôn đảm bảo cho hệ thống máy móc vận hành liên tục theo như nhu cầu của các nhà tích hợp.

Vì hoạt động trong môi trường áp suất không đồng đều nên chúng phải được chế tạo đặc biệt và chắc chắn để có thể chịu được những môi trường khắc nghiệt. Đặc biệt những môi trường ở nhiệt độ cao, bụi bẩn, ẩm ướt có rung lắc mạnh, nguồn điện không ổn định,…

Sự ra đời của máy tính công nghiệp IPC.

Máy tính công nghiệp IPC được ra đời vào những năm 1990, bắt nguồn từ xu hướng thiết kế phần mềm có khả năng mô phỏng một PLC chạy trên nền máy tính cá nhân. Tuy nhiên cũng một phần là do các máy tính cá nhân không đáp ứng được về vấn đề ổn định, tin cậy trong việc điều hành ở môi trường công nghiệp.

Kể từ đó IPC được ra đời và không ngừng cải tiến trong thiết kế để có thể đạt được các tiêu chuẩn trong công nghiệp. Một trong số phát minh có một phát minh đáng chú ý là thiết kế máy tính công nghiệp với nhân hệ điều hành thời gian thực, cho phép các ứng dụng tự động hóa và ứng dụng điều hành chạy độc lập với nhau.

Các máy tính công nghiệp ngày càng được trang bị nhiều các bộ xử lý hiện đại với dung lượng lớn hơn các PLC. Còn có thể chạy được các ứng dụng HMI và chương trình điều khiển cùng một máy tính.

2. Phân loại máy tính công nghiệp

Máy tính công nghiệp được chia thành 2 loại phổ biến như sau:

Máy tính công nghiệp màn hình cảm ứng:

Là sự kết hợp giữa máy tính công nghiệp và màn hình cảm ứng công nghiệp. Được thiết kế mạnh mẽ và cứng cáp có khả năng mở rộng linh hoạt khiến chúng luôn là lựa chọn hàng đầu cho các ứng dụng giao diện giữa người và máy HMI.

Máy tính công nghiệp màn hình cảm ứng phục vụ cho các lĩnh vực tự động hóa từ nhà máy, máy móc đến các thiết bị và dịch vụ thông minh. Chúng có thể xử lý các thao tác nhanh gọn, dễ dàng điều chỉnh và thao tác trực tiếp trên màn hình máy tính.

Máy tính công nghiệp không quạt:

Máy tính công nghiệp không quay là hệ thống máy tính loại bỏ hoàn toàn thành phần quay. Với các ưu điểm

  • Khả năng hoạt động 24/24 liên tục và ổn định.
  • Hỗ trợ cấu hình core i3/i5/i7.
  • Không gây ra tiếng ồn.
  • Hoạt động được trong môi trường từ -20 độ C đến 70 độ C.
  • Lưu trữ dữ liệu tức thời theo thời gian thực.
  • Tản nhiệt trực tiếp, đảm bảo đáp ứng mọi môi trường.
  • Chống sụt nguồn, hỗ trợ dải nguồn đầu vào rộng từ 9 – 36 VDC, có chế độ dự phòng 1+1.

3. Ứng dụng của máy tính công nghiệp

Một số lĩnh vực ứng dụng máy tính công nghiệp vào trong hệ thống điều hành như:

  • Sản xuất, tự động hóa công nghiệp: là thiết bị lý tưởng trong ngành công nghiệp dành cho các hệ thống, dây chuyền có quy mô lớn.
  • Máy phục vụ dịch vụ tự động: có thể bắt gặp tại các trung tâm thương mại, siêu thị, tòa nhà,…
  • Thiết bị kiểm tra, đo lường và thử nghiệm tự động hóa: máy tính giúp ch khả năng kiểm tra các thành phần, chất lượng nhanh và hiệu quả hơn, giảm bớt các nguy cơ xảy ra lỗi.
  • An ninh và giám sát: được ứng dụng trên xe để đảm bảo an ninh giao thông và cộng đồng.
  • Khai thác dưới lòng đất: với khả năng chống chịu được với môi trường khắc nghiệt nên chính vì thế chúng được lựa chọn ưa dùng.
  • Hàng hải, quân sự: do đặc trung về khả năng chống chịu nên máy tính công nghiệp được sử dụng dể kiểm soát các hoạt động trên mặt đất để người ngoài biển có thể nắm bắt tình hình.

4. Sự khác nhau giữa IPC ( máy tính công nghiệp ) và PC ( máy tính thông thường ).

Hai loại máy tính này đều có những chức năng tương tự nhau, tuy nhiên điểm khác biệt ở chúng nằm ở phần cứng. CPU của máy tính công nghiệp không dùng đến quạt do chúng được thiết kế với công nghệ cao cho phép nhiệt tỏa ra trực tiếp bên ngoài lớp vỏ CPU cũng chính vì thế sẽ hạn chế rủi ro được bụi bẩn bám hay độ ẩm rò rỉ vào các vi mạch bên trong.

Máy tính công nghiệp IPC có thể hoạt động được 24/24h đầy là điều máy tính văn phòng hạn chế. Chúng có thể hoạt động được ở bất kỳ môi trường nào có thể từ 0 cho đến 50 độ C hay môi trường rung, sóc, bụi bẩn,…

Máy tính văn phòng thông thường bộ nhớ chỉ lên đến vài chục GB, nhưng IPC thì lại có bộ nhớ lên đến hàng nghìn Terabyte.

Còn hệ điều hành thì cả hai loại máy đều có thể dùng các hệ điều hành cơ bản như Win7, win 8, win 10 , linux.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *