Tủ điều khiển PLC

Tủ điều khiển PLC trong thời đại công nghệ 4.0 vô cùng quan trọng, chúng có khả năng vận hành máy móc thiết bị để quản lý trở nên đơn giản hơn. Vậy tủ điện điều khiển PLC là gì? 

Tủ điều khiển PLC, là tủ điện được lập trình phần mềm PLC để điều khiển tự động dành cho các máy công nghiệp theo yêu cầu của quy trình sản xuất. Thông qua màn hình cảm ứng trên tủ, nhân viên có thể vận hành và giám sát hệ thống.

Tủ điều khiển PLC
Tủ điều khiển PLC

Loại tủ này thường được sử dụng để điều khiển các băng tải trong dây chuyền sản xuất như thức ăn chăn nuôi, gạch men, sữa, thùng carton,…

Tủ điều khiển PLC thường được lắp đặt tại khu vực điều khiển của các công trình công nghiệp, nhà máy công nghiệp. Loại này để điều khiển các cơ cấu chấp hành nhằm nâng cao năng suất máy, hạn chế nhân công.

2.Đặc điểm và các thông số kỹ thuật cơ bản

Đặc điểm và thông số kỹ thuật tủ PLC
Đặc điểm và thông số kỹ thuật tủ PLC

2.1.Đặc điểm

Thành phần chính của tủ điện điều khiển PLC là bộ điều khiển PLC. Trong đó, bộ điều khiển PLC có rất nhiều loại khác nhau đến từ nhiều thương hiệu nổi tiếng như Schneider, Siemens, ABB, Mitsubishi,…

Tín hiệu Analog trong bộ điều khiển có nhiệm vụ tiếp nhận và sản xuất ra tín hiệu. Từ đó, giúp tủ điều khiển PLC hoạt động một cách rất thông minh, có thể sử dụng điều khiển theo PID, Timer, đếm,…

2.2.Các thông số kỹ thuật cơ bản

Kích thước:Dựa vào thiết bị cần điều khiển.

Vật liệu vỏ: Inox chống thấm nước, thép mạ kẽm.

Điện áp: 220VAC/ 24VDC

Bộ điều khiển: PLC hãng Schneider, hãng ABB, hãng Mitsubishi,…

Modul mở rộng: AO, AI, DO, DI,…

Nguồn điều khiển PLC: 24VDC.

Màn hình hiển thị: HMI.

Chế độ vận hành: Bằng tay (Manual)/ Tự động (Auto)

Kết nối điều khiển từ xa: Kết nối với hệ thống.

3.Chức năng và ưu điểm của tủ điều khiển PLC

3.1.Chức năng của tủ PLC:

Tủ điều khiển PLC được thiết kế chế tạo với những chức năng chính dựa trên sự thông minh của điều khiển PLC như sau:

-Điều khiển đóng ngắt (On/Off): chức năng này thường được sử dụng trong việc đóng ngắt động cơ, motor, bơm,…

-Điều khiển theo thời gian (Timer): điều khiển thiết bị đóng ngắt theo thời gian, chạy đảo tuần tự.

-Điều khiển đếm (Counter): Được sử dụng để điều khiển đếm số lượng.

-Điều khiển biến đổi tần số (PID): Điều khiển yêu cầu cao, biến đổi tần số để phục vụ các ngành điều khiển động cơ, motor, xử lý nước, xử lý nước thải,…

Bên cạnh chức năng điều khiển tự động tại chổ như trên, tủ điều khiển PLC còn được kết nối với hệ thống giám sát và điều khiển từ xa SCADA để điều khiển và giám sát động cơ, máy bơm.

Chức năng này vô cùng hữu dụng khi dùng trong các khu vực nguy hiểm như hầm lò hay các ngành hóa chất độc hại.

Như vậy, tủ điều khiển PLC giúp thực hiện việc tự động hóa sản xuất, giúp tăng năng suất, tăng độ chính xác từ đó nâng cao hiệu quả sản xuất.

3.2.Ưu điểm của tủ điều khiển PLC

Bên cạnh những chức năng hữu ích, tủ điều khiển PLC còn có vô vàn những ưu điểm khiến người dùng muốn dùng nó:

-Lắp đặt tủ dễ dàng, nhanh chóng.

-Người vận hành có thể dễ dàng sử dụng mà không cần am hiểu chuyên môn, nghiệp vụ sử dụng tủ PLC vì việc lập trình không phức tạp.

-Hiển thị cảnh báo kịp thời.

-Lập trình theo yêu cầu công nghệ, đáp ứng thời gian thực.

-Đo lường và điều khiển chính xác, tiết kiệm chi phí hóa chất.

-Chương trình linh hoạt giúp tránh được các tình trạng thiết bị chạy/ngưng liên tục.

-Khả năng bảo mật cao, yêu cầu password khi muốn vào các tính năng cài đặt, thay đổi các thông số của hệ thống.

-Có khả năng in ấn, lưu trữ thông số kỹ thuật (pH, DO, COD, FM, BOD) và lỗi.

4.Ứng dụng tủ điều khiển PLC

Ứng dụng của tủ PLC
Ứng dụng của tủ PLC

Hiện nay, tủ điều khiển PLC được ứng dụng vô cùng rộng rãi trong các nhà máy công nghiệp, sử dụng để điều khiển các cơ cấu chấp hành nhằm nâng cao năng suất máy, hạn chế nhân công và giảm thiểu sức lao động, nâng cao hiệu quả sản xuất.

Tủ điện điều khiển PLC được lắp đặt tại khu vực điều khiển của các công trình công nghiệp, nhà máy công nghiệp như: chế biến và đóng gói thức ăn chăn nuôi, thực phẩm, dây chuyền sản xuất vật liệu xây dựng, gạch men, sữa, thùng carton.

5.Quy trình chế tạo, lắp đặt tủ PLC

Quy trình chế tạo, lắp đặt tủ PLC gồm có 6 bước như sau:

-Bước 1: Khảo sát nắm rõ yêu cầu của khách hàng.

-Bước 2: Đưa ra giải pháp và thống nhất phương án tối ưu với khách hàng.

-Bước 3: Báo giá và kí hợp đồng.

-Bước 4: Thiết kế bản vẽ, sản xuất tủ điện và lập trình PLC.

-Bước 5: Chạy thử và tinh chỉnh.

-Bước 6: Nghiệm thu, bàn giao và hướng dẫn sử dụng.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *