VPN là gì? Hướng dẫn cài đặt VPN

VPN là gì? VPN là thuật ngữ rất quen thuộc đối với những người trong lĩnh vực công nghệ. Với nhiều tính năng nổi bật, VPN được xem như một giải pháp cứu cánh dành cho các doanh nghiệp khi làm việc từ xa. Bài viết sau đây sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về công nghệ này nhé.

1. VPN là gì?

VPN là gì?

VPN – Virtual Private Network (mạng riêng ảo), đây là một mạng riêng trên một mạng công cộng. Chúng cho phép người dùng gửi và nhận dữ liệu qua mạng chia sẻ hoặc công cộng như các thiết bị máy tính của họ được kết nối trực tiếp đến mạng riêng.

VPN có thể được sử dụng nhằm mục đích truy cập những website bị hạn chế truy cập về mặt vị trí địa lý, bảo vệ hoạt động duyệt web.

Các ứng dụng chạy trên thiết bị máy tính, máy tính xách tay, máy tính để bàn, điện thoại thông minh,… thông qua VPN có thể được hưởng lợi từ chức năng, bảo mật và quản lý của mạng riêng. Mã hóa là một phần phổ biến, mặc dù không phải là một phần vốn có của kết nối VPN.

Cơ bản, VPN chuyển tiếp toàn bộ lưu lượng network traffic của người dùng đến hệ thống nơi có thể truy cập từ xa những tài nguyên mạng cục bộ và bypass việc kiểm duyệt Internet. Tất cả trên hệ điều hành đều tích hợp hỗ trợ VPN.

2. Cơ chế hoạt động của VPN

Cơ chế hoạt động của VPN

Khi kết nối máy tính của bạn với VPN, máy tính sẽ hoạt động như thể một kết nối cục bộ như VPN. Tất cả lưu lượng mạng sẽ được gửi thông qua một kết nối an toàn đến VPN.

Và bởi vì máy tính của bạn hoạt động trên hệ thống mạng này, điều này cho phép bạn truy cập nguồn tài nguyên mạng cục bộ ngay cả khi bạn đang ở đầu bên kia của thế giới.

Ngoài ra bạn cũng có thể sử dụng Internet giống như thể bạn đang hiện diện tại vị trí của VPN. Điều này có lợi trong một số trường hợp nếu bạn đang sử dụng Wifi công cộng hoặc muốn truy cập các trang web bị chặn về mặt địa lý.

Nếu duyệt web khi đã kết nối với một VPN, máy tính của bạn sẽ liên hệ với trang web thông qua kết nối VPN đã được mã hóa. VPN chuyển tiếp yêu cầu cho bạn và chuyển lại phản hồi từ trang web thông qua kết nối an toàn. Nếu đang sử dụng VPN tại Hoa Kỳ để truy cập vào Netflix, Netflix sẽ biết kết nối của bạn nằm ở Hoa Kỳ.

3. Những tính năng quan trọng cuả VPN

Những tính năng quan trọng cuả VPN

a. Mã hóa

Một trong những chức năng chính của VPN là chặn những sự xâm nhập của người dùng trái phép nhằm chặn, đọc hay thay đổi nội dung lưu lượng truy cập Internet của bạn. Chúng được thực hiện bằng cách chuyển đổi dữ liệu thực tế thành một định dạng không thể đọc được, quá trình này được gọi là mã hóa.

Dữ liệu được bảo vệ bằng khóa mã hóa chỉ do người dùng được ủy quyền đặt. Để giải mã dữ liệu cần một khóa giải mã tương tự. VPN mã hóa dữ liệu của bạn khi nó đi vào tunnel của VPN và sau đó trở lại định dạng ban đầu ở đầu bên kia.

b. Split tunneling

Split tunneling là một tính năng phổ biến cho phép bạn chọn ứng dụng nào để bảo mật với VPN và ứng dụng nào có thể hoạt động bình thường. Tính năng này giúp giữ lại một phần lưu lượng truy cập Internet của mình ở chế độ riêng tư và định tuyến phần còn lại thông qua mạng cục bộ.

c. Giới hạn dữ liệu và băng thông

Dữ liệu và giới hạn băng thông là giới hạn xác định lượng dữ liệu bạn có thể truyền hoặc băng thông bạn có thể sử dụng tại một thời điểm. Các dịch vụ VPN sử dụng chúng để kiểm soát số lượng và tốc độ của luồng dữ liệu trên toàn mạng.

d. Chính sách không ghi nhật ký

Đây được xem là lời hứa của nhà cung cấp dịch vụ VPN sẽ không bao giờ lưu hồ sơ về các hoạt động trực tuyến của người dùng. Đây được xem là 1 điểm hấp dẫn người dùng ngay từ ban đầu.

Nếu bạn không chắc chắn nên chọn VPN nào thực sự không ghi nhật ký, hãy tìm những dịch vụ chỉ sử dụng máy chủ RAM. Các máy chủ như vậy lưu dữ liệu tạm thời bị xóa khi phần cứng bị tắt.

e. Kết nối nhiều thiết bị đồng thời

Kết nối nhiều thiết bị đồng thời đề cập đến số lượng thiết bị có thể kết nối với VPN cùng một lúc. Hầu hết các VPN đặt giới hạn cho các kết nối đồng thời và chỉ một số ít trong số chúng có thể đáp ứng các kết nối không giới hạn tại một thời điểm.

Bạn có thể cài đặt VPN trên bao nhiêu thiết bị tùy thích nhưng bạn không thể để chúng chạy trên tất cả các thiết bị cùng một lúc.

f. Kill switch

VPN kill switch là một tính năng ngắt kết nối thiết bị của bạn khỏi Internet nếu kết nối VPN bị ngắt đột ngột. Đây là một tính năng VPN quan trọng ngăn bạn gửi dữ liệu bên ngoài VPN tunnel bảo mật.

g. Bảo vệ chống rò rỉ IP

VPN giúp ẩn địa chỉ IP thực của bạn khỏi những mắt tò mò, nhưng đôi khi địa chỉ IP ban đầu của bạn có thể bị lộ, làm lộ vị trí, lịch sử duyệt web, hoạt động interner trực tuyến,… Sự cố như vậy còn được gọi là rò rỉ IP và nó đánh bại mục đích của việc sử dụng VPN.

Nhiều VPN hàng đầu có tính năng bảo vệ chống rò rỉ IP/DNS tích hợp được bật theo mặc định. Họ cũng cung cấp các công cụ để kiểm tra IP thực của bạn và địa chỉ được VPN gán cho bạn. Với kết nối VPN đang hoạt động, hai địa chỉ IP không được trùng khớp.

h. IP Shuffle

IP Shuffle là một tính năng bảo mật VPN ngẫu nhiên hóa địa chỉ IP của bạn. VPN làm như vậy bằng cách kết nối lại bạn với một máy chủ VPN khác sau một khoảng thời gian nhất định. Hầu hết các VPN đều cho phép người dùng thiết lập tần suất kết nối ngẫu nhiên này với rất nhiều lựa chọn, từ 10 phút một lần đến 1 giờ một lần hoặc 1 ngày một lần.

4. Vì sao nên sử dụng VPN

Vì sao nên sử dụng VPN

Môi trường Internet là một môi trường mang tính mở những vẫn còn những giới hạn nhất định. Để tháo gỡ được những rào cản này thì VPN chính là sự lựa chọn tối ưu cho người dùng.

a. Hạn chế độ theo dõi ISP

Hiện nay, các nhà phát triển web và ứng dụng có xu hướng thu thập thông tin cá nhân người dùng để phục vụ cho chiến lược quảng cáo.

Hầu hết những dữ liệu truy cập web, vị trí của người dùng đều được thu thập thông qua hạ tầng ISP và có thể bị bán cho bên thứ ba.

Giải pháp đơn giản nhất để tránh chế độ theo dõi là thiết lập chế độ ẩn danh trên web. Tiện ích VPN có thể giúp người dùng chuyển đổi địa chỉ IP thật thành giả, chống lại hành vi thu thập thông tin trái phép.

b. Dễ dàng truy cập website mua sắm từ xa

Khi bạn ở một nơi xa, nhưng lại muốn truy cập vào một số trang web có khoảng cách địa lý khá xa, bạn có thể sử dụng VPN để khắc phục.

Các dịch vụ thương mại tích hợp chức năng định vị quốc gia, cho phép người dùng truy cập đến nhiều trang mua sắm bị hạn chế.

c. Truy cập mạng Internet cá nhân an toàn

Để truy cập internet an toàn, đảm bảo được quyền riêng tư bạn hãy thử thiết lập tiện ích VPN trên các thiết bị. VPN sẽ tạo ra một môi trường để người dùng kết nối an toàn, đảm bảo quyền riêng tư, ngăn chặn hành vi thu thập thông tin trái phép.

d. Truy cập vào các website bị chặn

Tùy vào từng quốc gia, khu vực, lãnh thổ mà có một số website bị hạn chế quyền truy cập. Trong trường hợp này VPN giúp bạn chuyển đổi vị trí truy cập để dễ dàng truy cập vào các trang web bị hạn chế bởi khu vực địa lý.

e. Kết nối wifi công cộng an toàn

Các địa điểm công cộng hiện này đều được bố trí các điểm wifi miễn phí. Tuy nhiên những địa điểm truy cập này không có bảo mật cao, có nguy cơ tiền ẩn nhiều rủi ro lộ dữ liệu.

Bạn nên tăng cường cho thiết bị độ cứng cáp bằng cách cài đặt VPN để thông tin được bảo mật tốt hơn.

f. Download ẩn danh

Download phần mềm cần sử dụng là yêu cầu tất yếu của người dùng. Tuy vậy, quá trình download này nhiều khi lại khiến người dùng gặp phải rủi ro liên quan đến mã độc, virus. VPN được xem như lá chắn bảo vệ hữu hiệu để người dùng download an toàn.

5. Hướng dẫn cài đặt VPN

PLC Schneider sẽ hướng dẫn bạn cách cài đặt VPN đơn giản nhất, lấy ví dụ khi thực hiện chạy trên máy windows 8 đến windows 10.

Trước tiên để cài đặt VPN, bạn nháy đúp chuột phải vào biểu tượng Wifi và chọn mục Open Network & Internet. Tiếp đến chọn VPN và thiết lập kết nối bằng cách chọn Add ASP.NET Network connection.

Hướng dẫn cài đặt VPN

Sau khi kết nối xong, giao diện truy cập sẽ hiển thị như hình minh họa. Lúc này, bạn cần chọn VPN Provider. Sau đó, nhập thông tin mạng ảo và địa chỉ máy chủ cần truy cập.

Nhập thông tin mạng ảo và địa chỉ máy chủ cần truy cập

Trong mục VPN type, bạn có thể tùy chọn khu vực địa lý sao cho phù hợp với nhu cầu truy cập.

Tùy chọn khu vực địa lý sao cho phù hợp với nhu cầu truy cập

>>> Xem thêm: VNC là gì? Tổng quan về Virtual Network Computing

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *