So sánh PLC với vi điều khiển để sử dụng

So sánh PLC với vi điều khiển để lập trình cho một số loại máy móc tự động? Hãy cùng so sánh PLC với vi điều khiển để có thể đưa ra lựa chọn phù hợp nhất nhé.

Khái niệm PLC và vi điều khiển

so-sanh-plc-voi-vi-dieu-khien

So sánh PLC với vi điều khiển để rõ ràng nhất chúng ta cùng đi theo tứ tự về thiết bị một dưới đây.

1. PLC là gì?

PLC là viết tắt của cụm Programmable Logic Controller, được gọi là bộ điều khiển lập trình. Đây là thiết bị điều khiển lập trình được cho phép thực hiện linh hoạt các thuật toán điều khiển logic thông qua một ngôn ngữ lập trình.

Người sử dụng có thể lập trình để thực hiện một loạt trình tự các sự kiện. Các sự kiện này được kích hoạt bởi tác nhân kích thích (ngõ vào) tác động vào PLC hoặc qua các hoạt động có trễ như thời gian định thì hay các sự kiện được đếm.

PLC dùng để thay thế các mạch relay trong thực tế. PLC hoạt động theo phương thức quét các trạng thái trên đầu ra và đầu vào. Khi có sự thay đổi ở đầu vào thì đầu ra sẽ thay đổi theo. Ngôn ngữ lập trình của PLC có thể là Ladder hay State Logic.

2. Vi điều khiển là gì?

Vi điều khiển là một máy tính được tích hợp trên một chip, nó thường được sử dụng để điều khiển các thiết bị điện tử. Thực chất, vi điều khiển là một hệ thống bao gồm một vi xử lý có hiệu suất đủ dùng và giá thành thấp kết hợp với các khối ngoại vi như bộ nhớ, các module vào/ra, các module biến đổi số sang tương tự và tương tự sang số,…Ở máy tính thì các module thường được xây dựng bởi các chip và mạch ngoài.

Vi điều khiển
Vi điều khiển

Vi điều khiển thường được dùng để xây dựng các hệ thống nhúng. Nó xuất hiện khá nhiều trong các thiết bị điện, điện tử, máy giặt, lò vi sóng, dây chuyền tự động,…

So sánh PLC với vi điều khiển

1. Điểm giống nhau giữa PLC và vi điều khiển

So sánh PLC với vi điều khiển về điểm giống nhau cơ bản nhất đó chính là đều có khả năng lập trình được. Để thực hiện một số tác vụ điều khiển những thiết bị trong thực tế dựa trên nền tảng là sử dụng tín hiệu điện. Và điều khiển được máy móc hoạt động thì chúng phải có hệ thống ngõ và cảm biến, nút nhấn, màn hình HMI, công tắc,… Đi kèm với đó là các thiết bị chấp hàn như relay contacter step động cơ.

Về cầu tạo, PLC và vi điều khiển đều được cấu tạo chính bởi một CPU vi xử lý trung tâm có thể lập trình được. Tốc độ xử lý của CPU sẽ đặc trưng bởi tốc độ thực hiện lệnh và bộ nhớ chương trình. Vậy nên khi xem cấu hình một con PLC hay 1 board mạch vi xử lý điều khiển sẽ thấy những thông số này.

2. Điểm khác nhau

  • Điểm khác nhau nổi bật giữa PCL và vi điều khiển chính là nền tảng thiết kế cơ bản của hai thiết bị này hoàn toàn khác nhau nhằm mục đích phục vụ cho những mảng ứng dụng khác nhau:
    • PLC thuộc dạng thiết bị dùng trong công nghiệp với nhiều đặc điểm thiết kế để hạn chế nhiễu từ nguồn và từ trường để có thể hoạt động tốt trong nhà xưởng, công ty.
    • Vi điều khiển chủ yếu chỉ bao gồm CPU nên chưa được xử lý liên quan tới phần chống nhiễu nên chỉ ứng dụng trong một số mô hình hoạt động trong gia dụng hoặc nghiên cứu giảng dạy.
  • Điểm khác biệt tiếp theo giữa PLC và vi điều khiển chính là ngôn ngữ lập trình:
    • Thông thường người lập trình sử dụng ngôn ngữ bậc thang ladder cho PLC. Dù sau này nhiều loại PLC đã hỗ trợ nhiều kiểu lập trình khác nhau gần giống như vi xử lý nhưng ngôn ngữ ladder vẫn được sử dụng phổ biến nhất.
    • Đối với board mạch vi xử lý điều khiển thì hầu như đều sử dụng ngôn ngữ lập trình là C sau đó sử dụng công cụ biên dịch thành ngôn ngữ máy để đổ vào CPU hoạt động.
  • Cuối cùng, PLC và vi điều khiển khác nhau ở giá thành: Một con PLC có thương hiệu tốt có giá thành từ vài triệu đến hàng chục triệu đồng, còn board vi điều khiển có giá thành chỉ từ vài tram đến vài triệu.

Vậy nên dùng PLC, hay là dùng vi điều khiển?

Sau khi so sánh PLC và vi điều khiển, chúng ta hiểu được sự giống và khác nhau giữa chúng. Vậy nên, để biết cần lựa chọn PLC hay vi điều khiển thì cần dựa trên những điều sau:

  • PLC và vi điều khiển có điểm giống và khác nhau thông qua các so sánh. Và để sử dụng PLC hay vi điều khiển tùy vào trường hợp chúng ta cần hiểu rõ để lựa chọn.
  • Vi điều khiển sẽ rất phù hợp với các ứng dụng nhỏ và phù hợp với nguồn điện DC. Lựa chọn vi điều khiển sẽ giúp chúng ta tiết giảm chi phí.
  • Ngoài ra với các thiết bị nhỏ gọn, vi điều khiển cũng là lựa chọn tối ưu. Vấn đề đáp ứng về kích thước và khả năng cải tiến ứng dụng trở thành các món đồ công nghệ như: đồ chơi trẻ em có điều khiển từ xa, xe đạp điện…
  • Đối với PLC chúng được ứng dụng phổ biến trong công nghiệp. Hiện nay chúng được ứng dụng rộng rãi để phục vụ các tủ điều khiển trong dây chuyền sản xuất tự động như: tủ PLC

Để sử dụng PLC hiện nay có nhiều hãng sản xuất như: PLC Schneider, Mitshubishi, Delta… vì vậy để sử dụng chỉ cần lựa chọn dòng PLC đáp ứng phù hợp với mục đích là chúng ta có thể dùng rồi.

So sánh PLC với vi điều khiển đã được PLC phân biệt so sánh bài trên. Hy vọng đã giúp quý vị thêm những thông tin bổ ích

Tham khảo thêm bài viết: Các module kết nối PLC

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *