Postman là gì? Postman là một công cụ tuyệt vời dành cho các developer khi cần test cách truyền params hoặc kết quả respond từ API trả về. Vậy hãy cùng tham khảo các tính năng của Postman giúp chúng trở nên phổ biến qua bài viết sau.
1. Postman là gì?
Postman là một công cụ được sử dụng phổ biến để thao tác với API (Application Programming Interface), mà trong đó phổ biến nhất là REST.
Trong thử nghiệm API thì Postman được phổ biến nhất vì được thực nghiệm nhiều nhất. Nhờ Postman lập trình viên có thể gọi Rest API mà không cần phải viết bất kỳ dòng code nào.
Postman có khả năng hỗ trợ mọi phương thức HTTP bao gồm: POST, PUT, DELETE, PATCH, GET,… ngoài ra Postman còn cho phép lập trình viên lưu lại lịch sử của các lần request nên vô cùng tiện lợi cho nhu cầu sử dụng lại.
2. Lý do nên sử dụng Postman
Hiện nay, Postman được sử dụng vô cùng rộng rãi nhờ mang lại nhiều lợi ích như:
- Postman sử dụng Collection nên người dùng có thể tạo bộ sưu tập cho những lệnh gọi API của họ. Mỗi một bộ sưu tập đều có thể tạo ra thư mục con với nhiều request. Đây là điểm mạnh giúp quá trình tổ chức các bộ thử nghiệm được dễ dàng hơn.
- Trong Postman Collections và environment sẽ được import hoặc export giúp người dùng có thể chia sẻ tệp dễ dàng hơn. Ngoài ra, các liên kết trực tiếp cũng có thể được sử dụng với mục đích chia sẻ bộ sưu tập.
- Postman có khả năng test trạng thái phản hồi của HTTP.
- Hỗ trợ gỡ lỗi: Bộ phận bảng điều khiển của Postman có thể giúp bạn kiểm tra dữ liệu đã xuất. Từ đó, quá trình gỡ lỗi sẽ trở nên dễ dàng và linh hoạt hơn.
- Hỗ trợ tạo thử nghiệm: Những điểm kiểm tra thử nghiệm và xác định trạng thái phản hồi HTTP thành công. Và vai trò xác nhận có thể được thêm vào mỗi lệnh gọi API nhằm đảm bảo phạm vi kiểm tra.
- Thông qua quá trình sử dụng bộ sưu tập và newman sẽ đảm bảo các kiểm thử sẽ chạy được trong những lần lặp lại. Từ đó, tiết kiệm thời gian cho các thử nghiệm có thể lặp đi lặp lại.
- Tích hợp liên tục: Postman có khả năng hỗ trợ tích hợp liên tục cho các hoạt động phát triển và có thể được duy trì.
3. Những thành phần chính của Postman
Về cơ bản thì Postman sẽ bao gồm 3 thành phần chính là:
3.1 Setting
Bao gồm các thông tin về cài đặt chung:
- Các thông tin về Account có mục đích để login, logout và sync data.
- Settings tùy chỉnh như: shortcut, format, themes,..
- Import data từ ngoài vào.
3.2 Collections
Phần Collections có vai trò lưu trữ các thông tin của API dựa theo folder hoặc thời gian.
3.3 API content
API content hỗ trợ hiển thị những nội dung chi tiết về API cũng như các phần hỗ trợ khác với mục đích thực hiện test API.
Bên cạnh đó, trong API content cũng chứa 3 thành phần chính, cụ thể:
- Environments: Thông thường Environments sẽ chứa những thông tin liên quan mật thiết đến môi trường. Trong trường hợp có các thành phần này thì lập trình viên sẽ dễ dàng đổi môi trường mà hoàn toàn có thể bỏ qua bước thay đổi URL của từng request.
- Request: Request là phần chứa các thông tin chính của API.
- Response: Response bao gồm các thông tin trả về sau khi thực hiện Send Request.
4. Các chức năng chính của Postman
New: Chức năng này hỗ trợ người dùng tạo ra các request, collection hoặc environment mới.
Import: Nếu bạn đã có sẵn collection hoặc environment muốn tiếp tục sử dụng thì có thể dùng chức năng Import. Postman hỗ trợ Import từ file, folder, link và cả paste từ text thuần.
Runner: Đây là phím tắt giúp chạy tự động hóa cả collection.
Open New: Nếu muốn mở một tab Postman hoặc Runner mới, bạn hãy chọn nút này.
My Workspace: Nút này có nghĩa là tạo cho mình một khu vực làm việc riêng biệt hoặc cùng hội nhóm.
Invite: Sau khi đã tạo Workspace cho nhóm rồi, hãy dùng Invite để mời các thành viên vào.
History: Tất cả các hành động bạn đã thực hiện đều được lưu trữ trong History. Vì thế khi gặp vấn đề cần truy ra nguyên nhân, bạn hãy truy cập vào mục này.
Collections: Đây được ví như một thư viện riêng của người dùng. Bạn có thể tạo nhiều Collections cùng lúc với các thư mục và request trùng lặp.
HTTP Request: Mục này là tập hợp các Request phổ biến và được sử dụng nhiều nhất trong Postman, ví dụ như: get, copy, delete, post…
Save: Hãy Save liên tục sau mỗi Request nếu bạn không muốn Request bị mất hoặc bị ghi đè.
5. Cách cài đặt Postman
Postman có thể tải về dễ dàng vì đây là một công cụ mã nguồn mở, các bước cài đặt sẽ như sau.
- Bước 1: Truy cập trang https://www.getpostman.com/downloads/ và chọn nền tảng muốn tải về như cho Mac, Windows hoặc Linux. Kích Download.
- Bước 2: Bắt đầu cài đặt
- Bước 3: Đăng nhập một tài khoản Postman.
- Bước 4: Chọn các công cụ workspace và click button Save My Preference
- Bước 5: Hiển thị màn hình Startup
6. Cách sử dụng Postman cho test API
6.1 Làm việc với request GET
Request GET được sử dụng để truy vấn thông tin được truyền vào từ URL, không làm thay đổi endpoint.
Trong workspace
- Thiết lập request HTTP của bạn là GET
- Trong trường URL yêu cầu, nhập vào link
- Kích nút Send
- Bạn sẽ nhìn thấy message là 200 ok
- Sẽ hiển thị kết quả 10 người dùng trong phần Body của bạn.
Chú ý: Có thể có nhiều trường hợp request GET không thành công. Nó có thể là do URL của request không hợp lệ hoặc do chứng thực không thành công(authentication).
6.2 Làm việc với Request POST
Request post khác với request get ở chố request post có thao tác dữ liệu.
Bước 1: Kích dấu + để thêm mới một tab cho request mới.
Bước 2: Trong tab mới
- Thiết lập request HTTP là POST.
- Nhập vào link với url: https://jsonplaceholder.typicode.com/users
- Chuyển tới tab Body
Bước 3: Trong tab Body,
- Kích chọn raw
- Chọn JSON
Bước 4: Copy và paste chỉ một user từ kết quả request trước như bên dưới.
Bước 5:
- Kích nút Send.
- Status: 201 Created được hiển thị
- Dữ liệu Post được hiển thị trong tab Body.
6.3 Các thiết lập các tham số Request
Các tham số được tạo thông qua việc sử dụng dấu ngoặc kép: {{sample}}.
Bước 1: Thiết lập request HTTP là GET
- Nhập vào 1 link: https://jsonplaceholder.typicode.com/users. Thay thế phần đầu tiên của link bằng một biến như {{url}}. URL request lúc này sẽ là {{url}}/users.
- Kích nút Send
- Không nhận đựoc giá trị nào vì chúng ta chưa đặt giá trị cho biến này.
Bước 2: Để sử dụng biến này bạn cần thiết lập môi trường
- Kích vào biểu tượng mắt
- Kích Edit để thiết lập biết cho sử dụng toàn cục mà sẽ được sử dụng trong tất cả các collection
Bước 3:
- Thiết lập tên url: https://jsonplaceholder.typicode.com
- Kích nút Save
Bước 4: Kích Close nếu bạn muốn đóng màn hình này
Bước 5: Trở lại request GET và kích nút Send.
6.4 Cách tạo collection
Collection đóng một vai trò quan trọng trong việc tổ chức các bộ thử nghiệm. Nó có thể được import và export để dễ dàng chia sẻ các collection giữa các nhóm.
Bắt đầu tạo một collection:
Bước 1: Click vào nút New ở góc trái của trang
Bước 2: Chọn Collection
Bước 3: Nhập vào tên Collection và mô tả. Sau đó nhấn nút Create
Bước 4: Trở lại request GET lần trước và kích nút Save:
Bước 5:
- Chọn Postman Test Collection.
- Kích nút Save to Postman Test Collection
Bước 6: Postman test collection bấy giờ sẽ chứa một request
Bước 7: Lặp lại Bước 4-5 cho request POST phần trước.
6.5 Cách chạy Collection sử dụng Runner
Có hai cách để chạy một collection đó là sử dụng Collection Runner và Newman. Hãy bắt đầu thực thi collection bằng Collection Runner.
Bước 1: Kích nút Runner ở góc trên bên cạnh nút Import
Bước 2: Trang Collection Runner sẽ xuất hiện như ở bên dưới. Theo các mô tả ở các trường bên dưới.
Bước 3: Chạy Postman Test Collection bằng cách thiết lập sau:
- Chọn Postman test collection- Thiết lập Iterations là 3
- Thiết lập Delay là 2500 ms
- Kích nút Run Postman Test…
Bước 4 Trang kết quả chạy sẽ được hiển thị sau hi kích nút Run. Phụ thuộc và delay, bạn sẽ nhìn thấy kết quả mà chúng thực hiện.
- Khi test kết thúc, bạn có thể nhìn thấy trạng thái nếu nó Passed hoặc Failed và kết quả mỗi lần lặp (iteration).
- Bạn nhìn thấy trạng thái Pass cho các request GET
- Khi chúng ta không có bất kỳ thử nghiệm nào cho POST, sẽ có một message hiển thị “This request did not have any tests”.
Bạn có thể thấy tầm quan trọng của việc có các test trong các requesst để bạn có thể xác minh trạng thái HTTP nếu thành công và dữ liệu được tạo hoặc truy xuất.
>>> Xem thêm: JSON là gì? Tìm hiểu chi tiết về JSON
Bài viết mới cập nhật
Hệ điều hành DOS là gì? So sánh giữa DOS và Windows
Hệ điều hành DOS là gì? Trên thị trường hiện nay các hệ điều hành
Hệ điều hành Windows là gì? Các phiên bản của hệ điều hành windows
Hệ điều hành Windows là gì? Như các bạn đã biết, hệ điều hành Windows
Khám phá những điều chưa biết về hệ điều hành macOS
Hệ điều hành macOS được biết đến là hệ điều hành kén người dùng vì
Node.js là gì? NodeJS có phải là ngôn ngữ lập trình hay không?
Node.js là gì? kể từ khi ra đời đến nay vẫn luôn có nhiều tranh
Ngôn ngữ Golang là gì? Lý do nên sử dụng ngôn ngữ Golang
Ngôn ngữ Golang là một ngôn ngữ hoàn toàn mới, được ra đời khá muộn
Rust là gì? Khám phá chi tiết ngôn ngữ lập trình Rust
Ngôn ngữ lập trình Rust những năm gần đây luôn nằm trong top 10 loại
Hoàng Vina thông báo lịch nghỉ Tết 2023
Thân gửi: Quý khách hàng và đối tác Lời đầu tiên, Hoàng Vina cảm
Tổng quan về ngôn ngữ lập trình PHP
Ngôn ngữ lập trình PHP là một ngôn ngữ được ưa chuộng hiện nay đặc