Mã nguồn mở là gì? Những gì bạn chưa biết về mã nguồn mở

Mã nguồn mở là gì? Nhiều bạn đã không còn xa lạ gì với thuật ngữ mã nguồn mở này, đặc biệt trong lĩnh vực thiết kế website. Tuy nhiên để hiểu rõ về bản chất của nó thì ít người biết được hết. Vậy nên ở bài viết này chúng ta sẽ tìm hiểu kỹ hơn về khái niệm, ưu nhược điểm và những sự khác biệt của chúng. 

1. Mã nguồn mở là gì?

Mã nguồn mở (Open Source) được hiểu đơn giản là các phần mềm mà phần code của chúng được công khai cho bất cứ ai cũng có thể nghiên cứu, thay đổi, cải tiến phần mềm và phân phối phần mềm ở dạng chưa thay đổi hoặc đã thay đổi.

Nếu bạn làm và hiểu về lĩnh vực lập trình chắc hẳn bạn cũng đã bắt gặp từ “mở” nhiều lần như: hệ điều hành mở, engine game mở,… Tuy nhiên từ “mở’ ở đây lại nghiêng về phần pháp lý chứ không liên quan đến kỹ thuật, cấu trúc hay người sáng lập ra phần mềm.

Bạn có thể dùng mã nguồn mở cho các mục đích thương mại mà không phải trả các chi phí liên quan đến bản quyền mà không một đơn vị nào có thể khiếu nại bạn.

Mã nguồn mở là gì?

2. Ưu nhược điểm của mã nguồn mở

Ưu điểm

Hiện nay, mã nguồn mở được ứng dụng phổ biến trong thiết kế website để tạo ra các giao diện chuẩn SEO theo yêu cầu của người dùng mà không cần phải viết code.

Vậy vì sao các mã nguồn mở hiện nay được xem là lựa chọn hàng đầu? Hãy cùng xem những ưu điểm chúng mang lại nhé:

  • Khả năng quản trị và điều khiển

Khi sử dụng mã nguồn mở, người dùng có thể tự do tuy biến cho phép quản lý và điều khiển những phần nào có thể hoạt động, phần nào không.

Khác với các mã nguồn đóng khi chỉ người quản trị mới có khả năng nhìn được code thì mã nguồn mở công khai các thuật toán, tính năng và cấu trúc.

  • Khả năng sáng tạo cho coder

Mã nguồn mở mang đến cho người dùng nhiều cơ hội để sáng tạo và trải nghiệm hơn khi có thể nghiên cứu và tạo ra các phần mềm tốt hơn dựa trên phiên bản gốc.

  • Cập nhật và sửa lỗi nhanh chóng

Các mã nguồn mở thường xuyên được cập nhật và nâng cấp đem đến những trải nghiệm ngày một tốt hơn.

Lý do chúng thường xuyên được cập nhật là vì người dùng trong quá trình tự do chỉnh sửa và tối ưu đã có nhiều lỗ hổng và lỗi sai nên chúng ngay lập tức được sửa lỗi.

  • Tính ổn định cao, dễ dàng điều chỉnh

Qua những đánh giá về trải nghiệm người dùng thì việc sử dụng mã nguồn mở để thiết kế website có hoạt động cực kỳ ổn định, dễ dàng điều chỉnh.

Không những vậy, nó còn giúp rút ngắn đi các quy trình phức tạp bởi các mã nguồn đòi hỏi bản quyền.

Nhược điểm

Bên cạnh những ưu điểm kể trên thì mã nguồn mở vẫn còn tồn đọng nhiều nhược điểm mà chưa thể khắc phục.

  • Tốc độ: tốc độ tải của trang sẽ chậm hơn do sự dư thừa của code.
  • Khó đáp ứng được đúng nhu cầu: các mã nguồn mở sẽ tạo ra các tính năng mặc định sẵn có, đôi khi sẽ thiếu đi những chức năng theo yêu cầu của bạn. Khác với viết code bằng tay, các lập trình viên sẽ viết riêng từng chức năng với mục đích cụ thể.
  • Thiếu tính độc quyền: vì là mã nguồn mở nên thiết kế của bạn cũng có thể bị nhiều người dùng khác sử dụng, khiến website bạn tạo thiếu đi tính độc quyền.

Nếu như mục đích xây dụng website quan trọng đến những điều trên thì có thể cân nhắc trước khi lựa chọn sử dụng.

Ưu nhược điểm của mã nguồn mở

3. Sự khác nhau giữa mã nguồn mở và mã nguồn đóng

Đặc điểm Mã nguồn mở Mã nguồn đóng
Khái niệm
  • Mã nguồn mở công khai, cho phép người dùng thay đổi và chỉnh sửa mà không mất phí bản quyền.
  • Mã nguồn đóng được tạo ra từ các lập trình viên dành cho một đơn vị cụ thể, khi sử dụng cần có tài khoản để truy cập và sử dụng.
Tính bảo mật
  • Do số lượng người dùng lớn, mặc dù có sự kiểm duyệt của đơn vị phát hành nhưng chúng vẫn đứng trước nguy cơ bị truy cập và đánh cắp thông tin vì có thể nhìn thấy được mã nguồn.
  • Mã nguồn đóng sẽ có cơ chế bảo mật riêng, được các lập trình viên nắm giữ hạn chế đi sự tấn công của hacker.
Chi phí
  • Các chức năng thuộc mã nguồn mở đều là miễn phí, nhưng nếu muốn sử dụng các chức năng cao hơn thì mỗi tính năng sẽ có một chi phí khác.
  • Mã nguồn đóng có chi phí cao ngay từ lúc đầu. Trong quá trình sử dụng mọi mức phí phát sinh sẽ ít hơn.
Nâng cấp
  • Bạn có thể điều chỉnh và nâng cấp theo yêu cầu trong thời gian sớm nhất, khi bạn đã bỏ ra một khoản phí để nâng cấp.
  • Qúa trình nâng cấp phải tuân thủ theo nguyên tắc của nhà phát triển.
Hỗ trợ
  • Dịch vụ hỗ trợ khi sử dụng mã nguồn mở hầu như là không có.
  • Bạn phải tự tìm cách giải quyết hoặc thuê các đơn vị khác để hỗ trợ.
  • Lợi thế của mã nguồn đóng là các nhà phát triển sẽ có trách nhiệm hỗ trợ bạn khi bạn xảy ra vấn đề.

Sự khác nhau giữa mã nguồn mở và mã nguồn đóng

4. Một vài mã nguồn mở phổ biến

WordPress

WordPress là mã nguồn mở đang được sử dụng nhiều nhất hiện nay, có đến hơn 40% các website đang sử dụng WordPress.

WordPress được sử dụng với các nội dung như blog, trang tin tức, soạn thảo văn bản,… dễ dàng cài đặt và sử dụng với tất cả mọi người, dù bạn có không biết gì về code.

Một điểm mạnh của WordPress là chúng hỗ trợ SEO tốt nhất hiện nay, chúng còn có một kho giao diện và plugin miễn phí để đáp ứng được các yêu cầu của người dùng.

WordPress

Joomla

Joomla là một mã nguồn mở đơn giản, dễ dùng được viết bằng ngôn ngữ PHP, tính đến hiện nay đã có hơn 30.000.000 lượt tải xuống dành cho bộ mã nguồn này.

Tính năng nổi bật nhất của Joomla là khả năng tương thích cao, độ bảo mật an toàn,… Vì vậy chúng được lựa chọn nhiều để thiết kế các website có liên quan đến cơ quan hành chính, nhà nước, chính phủ, hệ thống ngân hàng,…

Với kho ứng dụng miễn phí khủng lồ, Joomla đang được nhiều đơn vị quan tâm, hứa hẹn nối gót sát sao với WordPress.

Joomla

Drupal

Drupal là cái tên khá mới của mã nguồn mở, thích hợp cho những website có lượng thông tin lớn như tin tức online, trang báo điện tử,…

Với giao diện hơi khó sử dụng, Drupal đòi hỏi ở người dùng trình độ chuyên môn về lập trình ở mức nhất định.

Drupal

OpenCart

OpenCart là mã nguồn phổ biến dành cho các trang web thương mại, các shop hàng bán lẻ, các đơn vị kinh danh cá nhân,… được viết bằng ngôn ngữ PHP.

OpenCart đem đến cho người dùng các chức năng như:

  • Quản lý gian hàng.
  • Quản lý data khách hàng.
  • Có các module như giới thiệu sản phẩm, sản phẩm được đưa ra trưng bày, liệt kệ các sản phẩm theo các tính năng,…

Sở hữu tất cả các tính năng của một mã nguồn, OpenCart có thể sửa đổi, hiệu chỉnh, cải tiến theo nhu cầu người dùng,… chính vì vậy nhiều đơn vị thiết kế web đang sử dụng làm các website bán hàng.

OpenCart

Magento

Magento là mã nguồn mở dành cho các website bán hàng tốt nhất hiện nay, được xây dựng trên nền tảng Zend Framework.

Hiện nay các nhà bán lẻ đang sử dụng Magento với lượt sử dụng khủng đến hơn 150.000 website.

Magento

>>> Xem thêm: Postman là gì? Cách sử dụng Postman cho test API

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *