Tìm hiểu về đồng hồ vạn năng

Tìm hiểu về đồng hồ vạn năng bao gồm cấu tạo, phân loại và top những loại vạn năng kế được sử dụng phổ biến hiện nay sẽ được tổng hợp qua bài viết sau đây.

Tìm hiểu về đồng hồ vạn năng

đồng hồ vạn năng

Đồng hồ vạn năng hay còn được gọi là vạn năng kế là một thuật ngữ sử dụng rộng rãi trong ngành kỹ thuật điện – điện tử dùng để chỉ một thiết bị đa năng theo như tên gọi. Chúng là một dụng cụ đo lường điện có nhiều chức năng, nhỏ gọn tiện lợi dùng để kiểm tra mạch điện hoặc mạch điện tử để đo các thông số cơ bản như điện áp xoay chiều, điện áp một chiều, dòng điện xoay chiều, dòng điện một chiều, điện dung, điện trở, kiểm tra mạch IC, đi – ốt,…

Các loại đồng hồ vạn năng trước đây chỉ có 3 chức năng cơ bản là ampe kế, vôn kế, ôm kế. Từ năm 1970 trở đi các loại đồng hồ vạn năng đã tích hợp thêm được nhiều chức năng khác như kiểm tra bóng bán dẫn, đo điện dung điện, đo tần số tín hiệu,…

Cấu tạo đồng hồ vạn năng

Một chiếc vạn năng kế sẽ gồm có những bộ phận cơ bản nhất như sau:

Núm xoay: núm xoay có chức năng để điều chỉnh chế độ bạn cần đo hoặc có thể dùng để bật tắt thiết bị.

Dây cáp đo: gồm 2 sợi màu đen và màu đỏ. Màu đỏ tượng trưng cho cực dương, màu đen tượng trưng cho cực âm. Đối với vạn năng kế có chức năng kiểm tra nhiệt độ thì sẽ có thêm một dây cáp nhiệt đọ loại K. Các sợi dây cáp được cắm trực tiếp vào lỗ chung hay điện áp hoặc lỗ chuyên dụng riêng cho chúng.

Lỗ cắm: được dùng để cắm các dây cáp vào đồng hồ vạn năng, thường sẽ có nhiều hơn 2 lỗ trên đồng hồ bởi cáp dương màu đỏ sẽ cần lỗ khác nhau khi đo cường độ dòng điện và điện áp. Các lỗ điện áp được sử dụng hầu hết cho các ứng điện trở, tần số, điện dung. Chính vì thế mà chúng có nhiều hơn một lỗ để dành cho các mức độ và đơn vị khác nhau.

Màn hình: thường là loại LCD, dùng để hiện thị giá trị số đo được đi kèm với đơn vị đo.

Cấu tạo vạn năng kế chỉ thị kim

 

Cấu tạo vạn năng kế điện tử

Phân loại đồng hồ vạn năng

Đồng hồ vạn năng được phân ra thành 2 loại là đồng hộ vạn năng chỉ thị kim và đồng hồ vạn năng điện tử

1. Đồng hồ vạn năng chỉ thị kim

Đồng hồ vạn năng chỉ thị kim ra đời trước và đã dần bị thay thế bởi đồng hồ vạn năng điện tử. Bộ phận chính của vạn năng kế chỉ thị kim là một Gavanô kế. Chúng thường thực hiện đo các đại lượng điện học cơ bản là cường độ dòng điện, hiệu điện thế và điện trở. Hiển thị kết quả đo được thực hiện bằng kim chỉ trên một thước hình cung.

Bên ngoài đồng hồ gồm có: kim chỉ thị, vít điều chỉnh, đâu đo điện áp thuần xoay chiều, đầu đó dương hoặc P bán dẫn dương, đầu đo chung (COM) hoặc N bán dẫn âm, vỏ trước, vỏ sau, mặt kính, mặt chỉ thị, nút điều chỉnh, chuyển mạch thang đo, đầu đo dòng điện xoay chiều.

Bên trong gồm có: khối hiển thị, khối nguồn, hệ thống điện trở bù nhiệt, khối bảo vệ, khối đo.

2. Đồng hồ vạn năng điện tử

Hay còn gọi là đồng hồ vạn năng số được sử dụng phổ biến hiện nay. Đồng hồ vạn năng điện tử được tạo thành từ các linh kiện điện tử hoạt động dựa vào pin, các thông số đo được sẽ hiển thị thông qua màn hình LCD.

Cấu tạo của chúng nhỏ gọn, dễ dàng mang theo, sử dụng lại dễ dàng. Thân máy có nút bấm điều chỉnh thang đo, đơn vị đo bằng cách bấm hoặc xoay công tắc. Các bộ phận tạo nên đồng hồ vạn năng số bao gồm:

  • V~:Thang đo điện áp xoay chiều.
  • V- :Thang đo điện áp một chiều.
  • A~:Thang đo dòng điện xoay chiều.
  • A- :Thang đo dòng điện một chiều.
  • Ω:Thang đo điện trở
  • F:Thang đo điện dung
  • hFE:Thang đo hệ số khuyếch đại dòng tĩnh
  • Màn hình LCD: hiển thị kết quả đo được qua con số và đơn vị.
  • Giắc cắm: nằm ở cuối máy đo có hai màu đen và đỏ, mỗi chiếc máy sẽ có nhiều hơn 2 giắc cắm dùng để kết nối với đầu do để thực hiện phép đo.
  • Núm vặn: là bộ phận quan trọng giúp chọn lựa các thang đo và dải đo phù hợp.
  • Hold: nút này dùng để giữ dữ liệu, đảm bảo kết quả đóng băng cho phép theo dõi và đọc kết quả dễ dàng.

Top 3 đồng hồ vạn năng phổ biến hiện nay

1. Đồng hồ vạn năng Kyoritsu

Có xuất xứ đến từ Trung Quốc, được phân phối ra thị trường bởi hãng Kyoritsu với chức năng đo đạc, kiểm tra các thông số bên trong các thiết bị điện tử, nhà máy,… Thích ứng được với nhiều lĩnh vực khác nhau từ điện lực, viễn thông, khai thác, khoáng sản,…

Các thông số cơ bản:

  • Mặt đồng hồ hiển thị số
  • DCV: 400mV/4/40/400/600V
  • ACV: 400mV/4/40/400/600V
  • DCA: 400/4000µA/40/400mA/4/10A
  • ACA: 400/4000µA/40/400mA/4/10A
  • Ω: 400Ω/4/40/400kΩ/4/40MΩ
  • Kiểm tra điốt: 4V/0.4mA
  • Hz: 5.12/51.2/512Hz/5.12/51.2/512kHz/5.12/10MHz
  • C: 40/400nF/4/40/100µF

2. Đồng hồ vạn năng Victor

Đồng hồ vạn năng Victor được thiết kế với kiểu dáng nhỏ gọn, độ chính xác cao, thiết bị bền bỉ, an toàn cho người sử dụng. Sản phẩm có khả năng bảo vệ quá dòng quá áp, dễ dàng kiểm tra và sử dụng. Màn hình LCD được thiết kế lớn giúp người đọc dễ nhìn. Sản phẩm còn có thể bật đèn giúp ngươi dùng dễ sử dụng trong điều kiện môi trường thiết ánh sáng.

Các thông số cơ bản:

  • Đo điện áp xoay chiều  lên tới 750V .
  • Đo điện áp một chiều lên tới 1000V .
  • Đo dòng điện một chiều từ 400uA đến 10A.
  • Đo dòng điện xoay chiều từ 400uA đến 10A.
  • Đo điện trở lên tới 40 mega ôm .
  • Đo tụ điện lên tới 100mF.
  • Đo tần số lên tới 30Mhz.
  • Đo nhiệt độ : Độ C ( từ – 20 đến 1000 ) ; độ F ( từ -4 đến 1832 ).

3. Đồng hồ vạn năng Fluke

Đồng hồ vạn năng Fluke được dùng ưa chuộng trong nhiều lĩnh vực ưu tiên sử dụng vì có độ chính xác cao, thời gian tối ưu, chi phí phù hợp. Chúng có thể hoạt động tốt trong khoảng từ 0 đến 40 độ C.

Chúng có bộ lọc thông thấp để có thể đo được điện áp và tần số trên các hệ thống bị nhiễu điện. Độ sai số chỉ nằm ở mức 0,05%, được thiết kế với chế độ trục cực đại, chế độ tương tác có thể loại bỏ được điện trở của thiết bị đặc biệt là dây đo.

Fluke có khả năng lưu trữ với số lượng  lớn, cụ thể là 20.000 chữ số lẻ có độ phân giải và hiển thị chính xác.

>>> Tham khảo: Hướng dẫn sử dụng đồng hồ vạn năng

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *